0903.121.676 / 077.682.0693
0903.121.676 / 077.682.0693

Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) quy định như sau:

 “1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được hỗ trợ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Trước khi thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký và hoạt động theo quy định của pháp luật;

b) Hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục ít nhất là 01 năm tính đến ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

2. Nội dung hỗ trợ bao gồm:

a) Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp;

b) Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu; miễn phí thẩm định, phí, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;

c) Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;

d) Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; đ) Miễn, giảm tiền sử dụng đất có thời hạn theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ chưa thanh toán của hộ kinh doanh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật.

4. Hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động kể từ thời điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.

 

=> Chuyển đổi hộ kinh doanh lên DN là chủ trương vừa có lợi cho DN chuyển đổi, vừa có lợi cho nền kinh tế. Có thể thấy rõ, sau khi chuyển đổi, DN sẽ dễ dàng tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ của nhà nước hơn. Đồng thời, khi có tư cách pháp nhân là DN thì hàng hóa cũng dễ thâm nhập vào các hệ thống phân phối hơn, dễ tiếp cận với nguồn vốn hay huy động vốn để phát triển quy mô và hơn hết dễ gia nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có nhiều cơ hội liên doanh liên kết hơn…

 

 

 

Tuy nhiên, qua thực tế vận động tại cơ sở thì hộ kinh doanh còn tâm lý lo ngại khi chuyển lên DN. Họ cho rằng, với mô hình DN sẽ phải thực hiện các vấn đề như mở sổ sách, thuê kế toán, lập báo cáo tài chính, lưu giữ hóa đơn, sổ sách, khi chuyển đổi thành DN thì còn phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính phức tạp hơn so với hộ kinh doanh như bảo hiểm, lao động, phòng cháy chữa cháy… và chính những thủ tục này sẽ làm gia tăng chi phí, gây khó khăn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh”. …

Bên cạnh đó, đa số các hộ kinh doanh chủ yếu là nhỏ, lẻ, chưa nắm được thủ tục pháp lý, trình độ hiểu biết cũng như nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao. Các hộ kinh doanh cũng chưa có sự nhìn nhận đúng mức về việc cần phải phát triển mở rộng kinh doanh, áp dụng kịp thời các công nghệ mới, mô hình quản lý mới, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh cũng như vào công tác thuế.

TrienLuatLaw.