0903.121.676 / 077.682.0693
0903.121.676 / 077.682.0693

Cuộc đời là những chuỗi ngày lựa chọn, không có lựa chọn nào là sai cả, chỉ là sớm hay muộn, nhanh hay chậm để chạm đến thành công mà thôi.

Đối với những nhà khởi nghiệp, lựa chọn đúng loại hình kinh doanh là một trong những điều cực kỳ quan trọng, vận hành tốt với loại hình đó lại càng quan trọng hơn. Với bài viết này, Triển Luật Law sẽ giúp nhà khởi nghiệp bước đầu giải đáp những băn khoăn, trăn trở của mình trong quá trình xác định loại hình kinh doanh.

Tại sao lại là Doanh nghiệp tư nhân hay Công ty TNHH 1 TV mà không phải các loại hình doanh nghiệp khác? Vì đây là hai loại hình đơn giản nhất trong các loại hình doanh nghiệp, phù hợp với đại đa số các nhà khởi nghiệp vừa và nhỏ, một chủ sở hữu với số vốn ban đầu không nhiều.

 

 

Đầu tiên, Triển Luật Law giúp hiểu được khái niệm của hai loại hình trên.

A. Doanh nghiệp tư nhân:

Điều 183. Doanh nghiệp tư nhân

1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.”

 

B. Công ty TNHH 1 TV:

“Điều 73 Luật Doanh nghiệp 2014. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.”

 

=> Với khái niệm trên chúng ta có thể so sánh hai loại hình và rút ra các ưu, nhược điểm của từng loại hình trước khi đưa ra lựa chọn:

* So sánh:

Tiêu chí

Doanh nghiệp tư nhân

Công ty TNHH 1 thành viên

Chủ sở hữu

1 cá nhân

Chủ sở hữu: có thể là 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức

Tư cách pháp nhân

Không có tư cách pháp nhân

Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trách nhiệm

Chịu trách nhiệm vô hạn.

Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp vào công ty (vốn thực góp và cam kết góp)

Vốn góp

– Chủ DNTN có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình tùy vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

– Không tách biệt tài sản của chủ DNTN với tài sản của DNTN.

– Được quyền thay đổi vốn điều lệ (tăng/giảm).

– Tài sản của chủ sở hữu và tài sản của công ty TNHH là tách biệt.

Khả năng huy động vốn

Không có quyền phát hành cổ phiếu

Không được quyền phát hành cổ phiếu

Cơ cấu tổ chức

Chủ sở hữu tự quyết định

Có thể lựa chọn 01 trong 02 mô hình sau:

– Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

– Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

-   Cơ chế quản lý, kiểm soát, ra quyết định, cũng hoàn toàn chủ động, linh hoạt.

Ưu điểm

 ·       Mô hình một chủ sở hữu nên hoàn toàn chủ động, linh hoạt trong việc quản lý, định hướng hoạt động của công ty; không phải họp / tổ chức họp dưới hình thức hội đồng & biểu quyết theo đa số vốn góp, không phải tổ chức các buổi lấy ý kiến cổ đông cho những vấn đề quan trọng hoặc những giao dịch có giá trị lớn so với tổng tài sản của DN.

 ·       Với cơ chế chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình, loại hình này giúp tạo được sự tin tưởng của khách hàng và đối tác;

 ·       Kiểm soát rủi ro dễ dàng và thống nhất;

 ·       Chủ DNTN có thể cho thuê lại doanh nghiệp

 ·       Chủ DNTN đóng thuế thu nhập cá nhân ngay trên thuế thu nhập doanh nghiệp.

  • Có tư cách pháp nhân, dù không được phép phát hành cổ phần nhưng vẫn có khả năng huy động vốn cao hơn và dễ dàng hơn DNTN, tùy vào quan điểm & khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư.
  • Chủ sở hữu công ty TNHH 1 TV chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu.
  • Vấn đề chuyển nhượng vốn được quy định chặt chẽ, đây là điểm cộng để thu hút nhà đầu tư vì dễ kiểm soát dòng tiền của mình.

 ·   Có thể do 1 cá nhân hoặc do 1 tổ chức làm chủ.

Nhược điểm

 ·       Không có tư cách pháp nhân nên không được thực hiện một số giao kết mà luật định, mà phải thông qua chủ DN. Vd: tham gia tố tụng, vay vốn Ngân hàng.

 ·       Chủ DNTN phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp, dù đã cho thuê lại doanh nghiệp;

 ·       Rủi ro lớn về các khoản nợ, đặc biệt lúc doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản;

 ·       Mỗi cá nhân chỉ được thành lập duy nhất một DNTN và không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh;

 ·       Khó huy động vốn từ bên ngoài, tùy vào quan điểm & khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư.

 ·   Không được phép phát hành cổ phần nên bị hạn chế nếu muốn huy động một số vốn lớn;

 ·   Công ty TNHH 1 TV không được rút vốn một cách trực tiếp mà phải chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cho tổ chức, cá nhân khác.

 ·   Về mặt pháp luật, công ty TNHH 1 TV sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật một cách chặt chẽ hơn.

 ·   Tiền lương của Chủ sở hữu không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

 

=> Như vậy, để xem loại hình nào là tốt nhất cho doanh nghiệp của mình, chủ doanh nghiệp cần xem xét, cân nhắc tùy vào mục đích thành lập, cách thức vận hành, cơ chế ra quyết định; các ưu điểm, khuyết điểm của loại hình đó.

  • Nếu bạn muốn mở rộng kinh doanh, có nhiều cơ sở kinh doanh trực thuộc hoặc chi nhánh, hãy chọn Công ty TNHH 1 TV.
  • Còn nếu bạn muốn dễ quản lý, linh hoạt trong chính sách công ty, hãy chọn DNTN.

 

 

Chúc bạn lựa chọn đúng và vận hành tốt con tàu khởi nghiệp của mình.

TrienLuatLaw.