0903.121.676 / 077.682.0693
0903.121.676 / 077.682.0693

✍️Người chưa thành niên, một chủ thể đặc biệt trong các quan hệ pháp luật dân sự, Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi”. Họ có đầy đủ những quyền dân sự của một cá nhân cũng như các quyền đặc biệt được nhà nước và xã hội trao cho. Tuy nhiên, để hưởng thụ và thực hiện các quyền dân sự của mình, người chưa thành niên phải thông qua một cơ chế đặc biệt, xuất phát từ bản chất của người chưa thành niên là người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ, non nớt về thể chất và khả năng hiểu biết nên việc thực hiện và bảo vệ các quyền của họ đa phần là do bố mẹ, người đại diện hợp pháp của họ thực hiện. Vậy liệu một người chưa có đầy đủ nhận thức và khả năng làm chủ hành vi như người chưa thành niên có được phép từ chối việc được hưởng một lợi ích như quyền từ chối nhận di sản thừa kế của người khác để lại hay không?

✍️Quyền được từ chối nhận di sản thừa kế làm chấm dứt quyền thừa kế của một người nên có thể coi là một giao dich dân sự dưới dạng một hành vi pháp lý đơn phương. Để một giao dịch dân sự cụ thể không bị tuyên bố là vô hiệu, cá nhân phải thỏa mãn các điều kiện:

1. Phải có năng lực pháp luật dân sự: Bộ luật Dân sự 2015 có quy định rằng mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau từ khi sinh ra, tức là người chưa thành niên có những quyền nhân thân, quyền tài sản… giống hệt như những nhóm đối tượng khác, pháp luật cho phép những người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, vậy nên người chưa thành niên đương nhiên cũng có quyền này.

2.Phải có đủ năng lực hành vi dân sự: Việc có hay không năng lực hành vi cho phép một chủ thể tự mình hay thông qua một trung gian khác tham gia vào một quan hệ xã hội. Yếu tố độ tuổi ảnh hưởng rất lớn đến năng lực hành vi dân sự của cá nhân, người chưa đủ sáu tuổi chưa có năng lực hành vi dân sự nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào người đại diện theo pháp luật, người chưa đủ mười lăm tuổi có năng lực hành di dân sự chưa đầy đủ thì có quyền tự xác lập, thực hiện những giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu thiết yếu của bản thân (những giao dịch khác phải dưới sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật) và khi đủ mười lăm tuổi thì người chưa thành niên chỉ chịu sự cho phép của người đại diện theo pháp luật đối với những giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký mà thôi. Những hành vi đơn thuần chỉ nhằm mục đích hưởng quyền hoặc làm giảm nhẹ nghĩa vụ cho người chưa thành niên đó thì cũng sẽ không bị coi là vô hiệu.

3.Tính tự nguyện của chủ thể, các điều kiện về nội dung và hình thức của giao dịch.

4.Ngoài ra, người thừa kế không có quyền từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

✍️Theo đó, có thể thấy quyền từ chối nhận di sản thừa kế của người chưa thành niên là một quyền đương nhiên:
- Người người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự nên không có quyền từ chối nhận di sản. do đó người đại diện theo pháp luật của họ cũng không thể nhân danh người vị thành niên chưa đủ sáu tuổi để từ chối nhận di sản.
- Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật để từ chối nhận di sản thừa kế.
- Người vị thành niên từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình từ chối nhận di sản thừa kế và chỉ phải chịu sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật nếu như di sản mà người vị thành niên đó muốn từ chối liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký.

✍️Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết, việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản. Với cách quy định này, việc từ chối nhận di sản không bắt buộc phải được công chứng, chứng thực tuy nhiên vẫn là điều kiện được khuyến nghị để đảm bảo giá trị pháp lý đối với những bên khác trong giao dịch. Ngoài ra, thời hạn từ chối có thể thay đổi theo từng trường hợp thừa kế, bởi thời hạn này phụ thuộc vào thời điểm phân chia di sản, mà thời điểm phân chia di sản thường do những người thừa kế thỏa thuận xác định mà hạn mức cuối cùng để yêu cầu phân chia di sản đối với động sản là 10 năm, đối với bất động sản là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, người thừa kế vẫn có thể tiến hành phân chia ngay cả sau thời hạn luật định này khi họ đã thực hiện văn bản đồng thuận phân chia di sản và thỏa thuận sẽ tiến hành phân chia sau này.

Căn cứ pháp lý: Điều 16, Điều 19, Điều 21, Điều 116, Điều 117, Điều 125, Điều 134, Điều 136, Điều 620, Điều 614, Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015.