0903.121.676 / 077.682.0693
0903.121.676 / 077.682.0693
  1. NHỮNG YẾU TỐ NÀO ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC CHIA TÀI SẢN CHUNG KHI LY HÔN

 

A.      Vợ chồng theo chế độ tài sản theo thoả thuận

o   Về chế độ tài sản của vợ chồng, bên cạnh chế độ tài sản vợ chồng theo luật định, thì còn có một chế độ khác là chế độ tài sản theo thoả thuận.

o   Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thoả thuận, thoả thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

o   Vì vậy, khi ly hôn mà có yêu cầu chia tài sản chung thì Toà án sẽ xem xét, nếu văn bản này không bị Toà án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thoả thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thoả thuận hoặc thoả thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định áp dụng theo luật định, những thoả thuận có hiệu lực vẫn được tôn trọng và thực hiện.

 

B.       Vợ chồng theo chế độ tài sản theo luật định

Trong trường hợp vợ và chồng không sử dụng chế độ tài sản theo thoả thuận hoặc có nhưng đồng ý không áp dụng - thì lúc này Toà án sẽ dựa vào những nguyên tắc sau để phân định:

1.        Sự thoả thuận của vợ và chồng khi ly hôn.

2.        Hoàn cảnh gia đình của vợ và chồng sau ly hôn: Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn sẽ được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.

3.        Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung: là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.

4.        Việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con nhỏ.

5.        Lỗi của các bên dẫn đến việc ly hôn, lỗi ở đây có thể là không chăm lo làm ăn, cố tình tẩu tán tài sản, cờ bạc, rượu chè, có hành vi ngoại tình, bạo lực gia đình… mà các lỗi này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ly hôn, nếu một bên có lỗi nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ly hôn thì không xem xét, đánh giá khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

 6.        Cuối cùng, sau tất cả những nguyên tắc trên, tài sản chung của hai vợ chồng sẽ được chia đôi cho mỗi người.

 

TrienLuatLaw